Polly po-cket

Trang chu
1. Bảo quản, giữ gìn


Bạn nên mang điện thoại trong bao da cài thắt lưng hoặc túi đeo trước ngực, vừa bảo vệ khỏi các va đập, vừa giảm nguy cơ mất. Để điện thoại trong túi quần, nhất là túi nông, rất dễ tuột ra ngoài khi ngồi mà không biết.
Nếu quyết định để điện thoại trong túi quần hoặc túi xách, bạn cần tuyệt đối không để thêm bất cứ thứ gì vào cùng ngăn với điện thoại, đặc biệt là những vật cứng như chìa khoá, bởi chúng có thể làm xước, thậm chí vỡ màn hình, vỏ máy. Cần lưu ý không để điện thoại vào tay trẻ nhỏ bởi hầu như chắc chắn chúng sẽ làm rơi. Ngoài ra, thỉnh thoảng bạn nên tháo vỏ, lau bụi ở phía trong và ở pin.

2. Kéo dài thời lượng pin

Có nhiều cách để bạn có thể dùng pin được lâu hơn sau mỗi lần xạc. Thứ nhất là giảm độ sáng của màn hình, thay vì để 100% thì bạn có thể chỉ cần để 50% độ sáng (ảnh) là cũng khá đủ, mà lại tiết kiệm pin rất nhiều. Thứ hai là giảm thời gian sáng đèn chờ của bàn phím và/hoặc màn hình. Thứ ba là tắt những âm thanh không cần thiết như các tiếng "bíp" của phím bấm. Khi pin còn quá ít mà dự kiến chưa sạc được ngay thì ngay cả những âm thanh như nhạc chuông hay tín hiệu báo tin nhắn cũng cần tắt hết để tiết kiệm pin. Thứ tư là chỉ bật các kết nối Bluetooth và hồng ngoại khi cần sử dụng, sau đó phải tắt ngay. Chúng vẫn tiêu thụ pin ngay cả khi bạn bật lên mà không sử dụng. Cuối cùng, hạn chế chơi game, chụp ảnh, lướt web bằng điện thoại bởi chúng là những ứng dụng tiêu tốn pin nhiều nhất.





3. Xử lý trong những tình huống khẩn cấp

Ngay khi phát hiện bỏ quên điện thoại ở đâu đó, hãy mượn máy khác để gọi ngay vào số của mình xem điện thoại kêu ở đâu (nếu vẫn còn ở gần đó) hoặc hy vọng có người nhặt được sẽ nghe máy. Nếu không tìm lại được máy, cần thông báo ngay cho tổng đài để cắt thuê bao và xin cấp lại SIM khác vẫn giữ nguyên số của mình. Để tránh tình trạng mất hết danh bạ liên lạc khi mất điện thoại, bạn cần luôn nhớ sao lưu dự phòng danh bạ vào máy tính.

OSin - Theo Lao Động